Nội dung bài viết
Đường tới chùa Thầy.
Tôi thả trôi mình xuống đỉnh dốc, ngay giờ phút này đây, trong tôi chỉ còn chứa đựng cảm giác sung sướng tột cùng khi để cái lạnh và hơi gió của mùa Đông tạt vào mặt, đoàn xe cứ thế từng người chạy vun vút qua tôi. Tôi nghe tiếng nói vọng lại trong gió ” Từ nay đừng gọi Mapileng là xe lười nữa nhé” tôi nhoẻn miệng cười, sau đó thầm nghĩ. Đúng rồi, có khi nào cần thay đổi tên cho em ấy không? Bởi tên thì lười mà sáng nào cũng dậy khi đèn đường còn chưa tắt để đưa chúng tôi tới khắp mọi miền đất nước.
Hôm nay, xe Lười đưa đoàn tôi đến với Chùa Thầy– Một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo phía Tây thủ đô. Chỉ viết tới đây thôi, lòng tôi lại rộn ràng biết bao suy tư khi biết mình sắp được hiểu thêm về một ngôi chùa, một cảnh quan tuyệt đẹp của tổ quốc, nhưng hơn hết tôi biết có một thứ tình cảm đang ngày một lớn dần trong tôi…. và chiếc xe đạp trợ lực mang tên “MaPiLeng” này chính là cái sự đang lớn dần đó.
Không khí buổi sáng thật yên bình mà đằm thắm, “sẽ là phí phạm cuộc đời nếu bạn không dậy sớm một hôm vào ngày cuối tuần”. Bạn tôi thường hay nói vậy mà tới bây giờ MaPiLeng đã giúp tôi có được cái diễm phúc này.
Đến chùa Thầy chúng tôi thấy gì?
Băng qua những con đường làng quê quen thuộc của ngoại thành Hà Nội, khi mặt trời ló rạng, bầu không khí càng trở nên kiều diễm biết bao nhiêu, khuôn mặt ai cũng bừng sáng và hào hứng với chuyến đi này. Đoàn xe lúc nhanh lúc chậm líu lo trên đường, chẳng mấy chốc Chùa Thầy đã hiên ngang hiện ra trước mắt chúng tôi. Thật bình yên, thật hùng vĩ.
Đôi nét về Chùa Thầy
Chùa Thầy được khởi công xây dựng và hoàn thiện dưới thời nhà Lý, nơi đây lưu dấu đạo tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Tương truyền rằng, xưa kia, sau khi Thiền sư tu hành đắc đạo, đã trở về núi Sài giảng đạo cho dân, dạy dân học, hái thuốc cho dân và tạo ra những trò chơi giúp người dân giải tỏa căng thẳng như múa rối nước, đánh cầu, đánh vật,…
Do vậy, mà người dân quý mến kính trọng đã tôn Thiền sư lên làm Thầy. Từ đó, chùa được gọi là chùa Thầy, núi được gọi là núi Thầy, làng cũng là làng Thầy để mỗi người dân nơi đây mỗi lần nhắc đến quê hương đều nhớ đến công lao to lớn của Thiền sư. Đến với chùa Thầy chúng tôi học được tinh thần Uống nước nhớ nguồn bình dị mà sâu sắc của dân tộc Việt Nam.
Trước mặt chùa Thầy là hồ Long Trì, sau lưng có núi Sài làm điểm tựa, cùng với cảnh vật yên bình xung quanh, tất cả làm cho chùa Thầy như một bức sơn họa thủy chốn Bồng Lai tuyệt đẹp. Đến với chùa Thầy bạn không thể bỏ qua những cảnh đẹp đặc biệt nhất ở đây:
Hồ Long Trì uy nghi với Thủy Đình
Khi bắt đầu hành trình tham quan chùa Thầy chúng tôi được chiêm ngưỡng một hồ nước trong xanh tươi mát, ở giữa là Thủy đình với lối kiến trúc đặc biệt và cổ kính. Đây chính là nơi diễn múa rối nước vào các dịp lễ hội chùa Thầy hàng năm. Hồ nước rộng nằm trước mặt chùa Thầy ấy có tên là Long Trì, hay còn được gọi là Long Chiểu, mang hàm nghĩa là ao rồng.
Chùa Thầy.
Đi qua hồ Long Trì chúng tôi không khỏi cảm thán trước vẻ đẹp của chùa Thầy, ngôi chùa với kiến trúc cổ kiểu chữ Tam với 3 toà song song với nhau gồm: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng.
Chùa Hạ là nơi bái lễ, tụng kinh của các tăng ni Phật tử. Chùa Trung là nơi thờ chư vị Tam Bảo, thờ Phật, 2 vị Hộ Pháp và Thiên Vương. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, là nơi đặt tượng 3 kiếp của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Di Đà Tam Tôn và Thích Ca. Dọc theo 2 bên sườn chùa là nơi đặt 18 vị La Hán uy nghiêm, chấn giữ bảo vệ ngôi chùa.
Chùa Cao và Hang Cắc Cớ:
Nằm tại lưng chừng núi, để có thể tham quan chùa Cao, chúng tôi phải leo một đoạn đường khá dài. Nơi đây còn được gọi là Am Hiển Thụy, chính là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác để đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, sau trở thành vị vua anh minh Lý Thân Tông.
Vòng ra sau chùa Cao chính là hang Cắc Cớ, hang sâu và tối, mang vẻ kỳ bí rất cuốn hút đặc biệt là đối với những ai ưa khám phá. Tuy nhiên khi muốn đến thăm quan hang Cắc Cớ, mọi người cần trang bị cho mình một sức khỏe thật tốt bởi đường tới hang cũng có nhiều phần khó khăn. Nhắc tới đây, những câu thơ truyền miệng lại văng vẳng trong đầu tôi:
“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội Chùa Thầy”.
Chẳng còn lí do nào để chúng ta không ghé thăm nơi này một lần trong cuộc đời mình.
Đường trở về và những suy tư sau chuyến thăm Chùa Thầy
“Rốt cuộc mục đích của cuộc đời chính là sống nó, trải nghiệm đến tận cùng, háo hức vươn ra và không bao giờ sợ hãi đón nhận những trải nghiệm mới mẻ và phong phú hơn”.
Chúng tôi trở về nhà khi mặt trời đã lên tới đỉnh đầu. Như là có một chân lý đi theo những tia nắng ấy soi rọi vào tâm hồn của tất cả các thành viên trong đoàn, mở ra một thế giới sống động sau mỗi chuyến đi. Đấy là tình yêu nước, sự hãnh diện trước những cảnh quan hùng vĩ của dân tộc. Đấy là niềm tin và trách nhiệm giữ gìn những truyền thống quý báu. Là phút bình yên trải dài bất tận sau một tuần làm việc tất bật. Là sợi dây gắn kết tình cảm của những con người xa lạ trên mọi miền tổ quốc.
Tạm biệt chùa Thầy, sẽ sớm thôi, chiếc xe đạp MaPiLeng thân thương lại tiếp tục đưa chúng tôi chinh phục những cung đường xinh đẹp của tổ quốc thân yêu.
Xe Lười là câu lạc bộ xe đạp trợ lực điện từ PiGo, được thành lập tạo sân chơi cho những thành viên yêu thích khám phá văn hóa Việt. Chúng tôi sẽ cố gắng mang đến những góc nhìn mới về những địa điểm văn hóa nổi tiếng. Để mua ngay xe đạp trợ lực điện của PiGo hoặc đăng ký thành viên tham gia câu lạc bộ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Hotline: 0914.317.357.