Nội dung bài viết
Xe Lười và động lực đưa chúng tôi đến những miền đất mới – Cầu Long Biên
Đạp xe dưới thời tiết mười độ trong ngày Đông ở Hà Nội khi trời còn nhá nhem tối, đầu tôi giờ này chẳng có gì khác ngoài những câu hát vô cùng thân thương của nhạc sĩ Trương Quý Hải:
“ Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa.
Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh”
Sự giá buốt của của ngày Đông miền Bắc không thể làm chúng tôi bớt đi cảm giác hào hứng và niềm hân hoan đạp xe trên đường. Động lực nào cho tôi thức dậy vào sáng sớm cuối tuần?
Chao ôi, có lẽ MaPiLeng cần được biết tới rộng rãi hơn nữa, nó cần được tỏa sáng và nổi tiếng hơn nữa. Bởi đi qua nửa đời người, giờ đây tôi mới tìm thấy một chiếc xe đạp khiến tôi có thể vượt qua mọi sự lười biếng ở đời mà đi chinh phục thế gian đẹp đẽ này. Nói tới đây, có lẽ mọi người nghĩ rằng tôi đang dùng biện pháp nói quá, nhưng kì thực mà nói, phải ngồi trên con xe đạp trợ lực điện MaPiLeng này, bạn mới thấy sức hấp dẫn của nó to lớn tới mức nào.
Hôm nay MaPiLeng đưa chúng tôi đến thăm cầu Long Biên – Một nhân chứng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Một nơi mà dù đã đi qua bao nhiêu lần, thì mỗi lần đặt chân tới đây, trong tôi đều trào dâng những cảm xúc mãnh liệt chẳng thể gọi tên. Hơn hết cả, đó có lẽ là xúc cảm của tình yêu quê hương đất nước, của niềm tự hào dân tộc.
Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
Lịch sử về cầu Long Biên
Trước khi khám phá vẻ đẹp của cầu Long Biên, hãy cùng tôi đi tìm hiểu qua sự hình thành của chứng nhân lịch sử này.
Cầu Long Biên Hà Nội được chính quyền Pháp khởi công xây dựng vào ngày 12/9/1898 với mục đích kết nối giao thông, dễ dàng khai thác thuộc địa. Sau hơn 3 năm vào ngày 3/2/1902, cầu hoàn tất quá trình xây dựng và lễ khánh thành diễn ra vào ngày 28/2/1902. Lúc bấy giờ, cầu được đặt theo tên của toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer nhưng nhân dân ta vẫn quen gọi là cầu Sông Cái. Tên cầu Long Biên như hiện tại do Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai đặt lại vào năm 1945.
Cầu Long Biên đã cùng dân tộc Việt trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với bao cột mốc hào hùng cùng những sự kiện đáng nhớ. Vào ngày 02/9/1945, chiếc cầu đã dẫn lối cho đồng bào đến Thủ đô chứng kiến thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
Cầu Long Biên cũng chứng kiến hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội để bộ đội ta vào tiếp quản theo Hiệp định Genève vào tháng 10/1954. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, cầu đóng vai trò quan trọng trong đường chi viện cho chiến trường miền Nam. Vì thế, cầu đã trở thành trọng điểm bắn phá của không quân Mỹ với bao lần ném bom, bắn rốc két.
Những nét độc đáo khiến cầu Long Biên trở thành điểm đến du lịch đắt khách trong và ngoài nước.
Cầu Long Biên dài 2290 mét qua sông và 896 mét cầu dẫn, bao gồm 19 nhịp dầm thép và 20 trụ cao. Vào thời điểm khánh thành, cầu được ví von là tháp Eiffel nằm ngang khi là cầu dài thứ hai thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn ở Mỹ.
Cầu Long Biên rộng 4,75 mét, chia thành 3 làn đường chính, ở giữa là đường sắt đơn, hai bên là làn đường dành cho xe ô tô, xe máy, xe đạp và luồng đi bộ ở phía ngoài cùng.
Ngày nay, Hà Nội đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như: cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân. Nhưng cầu Long Biên vẫn là biểu tượng không thể thay thế của Thủ đô, bởi kiến trúc cổ kính cùng những giá trị lịch sử lưu giữ qua hơn 120 năm.
Đến Cầu Long Biên chúng tôi thấy gì
“Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi“.
Hơn một thế kỷ qua cây cầu đầu tiên trên sông Hồng đã là chứng nhân bao thay đổi của Hà Nội. Bao lớp người đã thăng trầm bên nó. Đạp xe trên cầu Long Biên vào sáng sớm cuối tuần thật khiến con người ta cảm thấy thư thái. Phải nói rằng đây là một nơi mà không ai nên bỏ lỡ nếu có dịp đặt chân tới Hà Nội, bởi với tôi nó như một tiết học lịch sử sâu sắc nhất, nhiều màu sắc nhất, có âm thanh và có cả những hình ảnh hào hùng nhất trong cả thời chiến lẫn thời bình của dân tộc.
Từ cầu Long Biên chúng tôi đạp xe xuống bãi bồi sông Hồng dưới chân cầu, nơi từng nhiều lần chìm trong nước lũ giờ đây đã trở thành vườn hoa rộng hàng nghìn m2. Hàng vạn bông hoa khoe sắc dưới cái nắng nhẹ nhàng của trời Đông, tạo nên một bức tranh vô cùng rực rỡ. Cầu Long Biên thêm phần thơ mộng, nhất là trong khoảnh khắc khi bình minh đến.
Tôi không biết cuộc đời này sẽ trở nên nhàm chán tới mức nào nếu thiếu đi chiếc xe đạp. Cảm ơn MaPiLeng đã làm cho chuyến thăm cầu Long Biên của chúng tôi trở nên hoàn hảo thêm gấp bội lần.
Tạm biệt cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử của dân tộc. Và đừng quên đón đọc chuyến hành trình khám phá đất nước của đoàn xe MaPiLeng trong phần tiếp theo. Bởi chắc chắn, đó sẽ luôn là một câu chuyện thú vị và đặc sắc nhất mà bạn may mắn được biết tới trong đời.
Xe Lười là câu lạc bộ xe đạp trợ lực điện từ PiGo, được thành lập tạo sân chơi cho những thành viên yêu thích khám phá văn hóa Việt. Chúng tôi sẽ cố gắng mang đến những góc nhìn mới về những địa điểm văn hóa nổi tiếng. Để mua ngay xe đạp trợ lực điện của PiGo hoặc đăng ký thành viên tham gia câu lạc bộ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Hotline: 0914.317.357.